Bạch mã hoàng tử là loài cây phong thủy có thể phát triển cả ở trong nhà và ngoài trời nên được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây bạch mã hoàng tử nhé!
1. Ý nghĩa của cây bạch mã hoàng tử trong phong thủy
Theo các chuyên gia phong thủy thì bạch mã hoàng tử là loài cây thu hút nhiều may mắn bởi bạch mã hoàng tử mang nét hoàng tộc và được sử dụng trong trang trí nhà cửa, phòng làm việc hay làm quà biếu các dịp đặc biệt.
Theo tên gọi thì bạch mã tượng trưng cho sự thăng tiến nhanh thuận buồm xuôi gió trong công việc và cuộc sống. Nhìn bề ngoài cây bạch mã hoàng tử toát lên khí chất rất phóng khoáng của đấng mày râu, thẳng thắn và trong sạch nên phù hợp làm quà tặng cho nam giới mang lại cho người được tặng sự thoải mái, thư giãn và sự quyết đoán trong công việc.
Ngoài tác dụng trong phong thủy thì bạch mã hoàng tử còn có khả năng làm ẩm không khí, giúp tăng đáng kể lượng ẩm trong không khí nhất là trong các mùa khô hanh hoặc trong không gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện tử thường xuyên.
Đồng thời cây còn có khả năng làm giảm lượng khói bụi và tiếng ồn để bầu không khí xung quanh trong lành hơn. Trồng cây này có thể giúp ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Ngoài ra độc giả có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy nhé!
2. Cây bạch mã hoàng tử hợp với mệnh nào?
Bạch mã hoàng tử phù hợp nhất với những người thuộc các mệnh mộc, hỏa, kim tuy nhiên cây không hề xung khắc hay tiêu cực với những mệnh còn lại nên dù ai sở hữu thì loài cây này cũng sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
Tùy theo mục đích sử dụng, người sở hữu nó có thể đặt ở những nơi thích hợp, theo hướng thích hợp. Nên chọn những chậu cây, cụm cây nhìn qua có sức sống, có sự phát triển ổn định. Thân cây phải có màu trắng mọc thành từng cụm, vươn thẳng cứng cáp. Gân và sống lá có màu trong suốt, tán lá xòe rộng và có màu xanh mượt mà ở mặt trước và xanh đậm ở mặt sau. Lá không bị úa vàng hay rủ rộng ra xung quanh mà mọc thẳng đứng, vươn lên mạnh mẽ. Không nên chọn những chậu cây có lá cuộn lại theo chiều dọc vì đa số những cây này mang mầm bệnh không thích hợp trồng trong nhà, nhất là trong môi trường làm việc.
3. Cách trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử
Bạch Mã Hoàng Tử có thể sống trong nhiều loại đất trồng, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất tơi, xốp, thoát nước tốt. Người trồng chọn đất than bùn kết hợp cùng đá trân châu và xơ dừa, tro trấu. Hỗn hợp đất này có thể giữ lại nước, đủ ẩm nhẹ nuôi cây cộng thêm dễ dàng thoát nước để cây không bị thối rễ. Có thể chọn đất chua nhẹ trong phạm vi 5,6-6,5 pH để trồng loại cây này.
Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp trồng trong nhà, dưới ánh đèn huỳnh quang vì loài cây này thường sống dưới bóng râm và hiếm khi nhận ánh nắng trực tiếp. Để cây sinh trưởng tốt hơn thì thỉnh thoảng nên mang cây ra phơi nắng nhẹ vào buổi sáng trước 10h mỗi tuần một lần. Hoặc đặt chậu cây ở gần cửa sổ, dưới giếng trời, trên sân thượng và những nơi có ánh sáng khuếch tán khác.
Nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 18-30 độ C. Tuy bạch mã hoàng tử có thể sống trong phòng lạnh nhưng nếu thời tiết dưới 10 độ C cây có thể chết. Cây cần lượng nước vừa phải, trung bình nên tưới từ 2-3 lần/tuần. Hãy nhớ không bao giờ được để đất trong chậu cây quá khô trong thời gian dài. Thỉnh thoảng có thể phun sương cho cây hoặc đặt cây lên khay đá cuội có nước để để tăng độ ẩm.
Thêm vào đó cây sống tốt trong môi trường thủy canh, có thể trồng cây trong bình thủy tinh, chúng ta có thể thấy được bộ rễ cây Bạch Mã trắng muốt nhìn rất xinh xắn. Cách trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử thủy sinh là thường xuyên thay nước cho cây. Không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài, khi thay nước nhớ cắt, tỉa rễ đã bị hư và thối, tránh để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng.
Trong quá trình chăm sóc nên loại bỏ những chiếc lá chết, lá héo bằng cách cắt dọc chúng theo thân lá xuống gốc cây nhưng chú ý sử dụng dao hoặc kéo chuyên dụng, tránh sử dụng tay ngắt vì có thể làm hại cây và hại da tay. Ngoài ra cần cẩn thận khi cắt để tránh phạm vào thân cây và các bộ phận khác. Cần lưu ý, trong thời gian cây ra hoa thì không nên cắt tỉa cành lá của cây.
Các loàisâu gây hại cho cây là rệp sáp, ve nhện. Chúng thường bám chặt vào mặt dưới của lá và thân để hút nhựa cây.Hãy phun sương xà phòng, nước muối pha loãng hoặc nước vôi và nhớ phun vào buổi tối khi cây không tiếp xúc ánh nắng để tránh cháy lá.
Bên cạnh đó loài cây này còn dễ bị đốm lá do nấm. Lá sẽ mất màu, xuất hiện các lỗ hoặc đốm nâu loang lổ và hư hại theo thời gian. Bạn nên sử dụng thuốc diệt nấm để phun cho cây nhưng nhớ là phải mang cây ra ngoài trời, đeo găng tay và khẩu trang rồi hẵng phun thuốc nhé.
Bài viết trên của website bongdasite đã cung cấp thông tin cho độc giả về mệnh hợp, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây Bạch Mã hoàng tử, hy vọng những sẽ giúp ích được độc giả trong cuộc sống hàng ngày.